Tết sum vầy

Mỗi độ xuân về, những người con xa xứ đều mong trở về mái ấm thân yêu bên gia đình xum vầy đón năm mới. Nhìn hình ảnh của gia đình đoàn tụ bên nhau ngày tết thật ấm áp tình nhân ái yêu thương, đã làm tôi đi tìm lại một Tết xưa ngay tại thành thị này.
 
Qua giới thiệu của vài người bạn, chúng tôi đang đứng trước ngôi thánh đường của giáo xứ Tân Sa Châu, quận Tân Bình. Bước vào khuôn viên nhà thờ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với bối cảnh được tái hiện của làng quê xưa. Nơi đó có bến nước con đò, mái tranh, vách lá, bụi chuối sau hè….
 
Thật sự, lòng chúng tôi cách riêng và những vị khách tham quan nói chung lại bồi hồi chất chứa như tìm lại ký ức của một thời khắc nào đó trong tâm tư mỗi người. Bến nước, con đò, hình ảnh cô lái đò chở khách qua sông ngày xưa đã đi vào điệu hát, câu hò trong văn học Việt Nam ta. Bến sông là nơi cập bến đò sau những chuyến đưa đón những lữ khách qua sông trở về xum vầy cùng gia đình sau những ngày tháng xa quê mưu sinh nơi đất khách quê người. Cũng vậy, hình ảnh gợi nhớ của bến sông và đò cũnh cho ta nhận ra rằng, dù mưa giông, bão tố hay thuyền có vất vả chèo chống thì bến vẫn là nơi cho đò nép bóng bình yên.
 
Ai đã từng xa quê mới thấm thía nỗi nhớ khôn nguôi về mái nhà xưa, ngôi trường làng, nhất là khi mọi người ngồi cùng nhau bên bếp lửa hồng canh nồi bánh chưng ngày Tết với tiết trời se lạnh.Vì vậy, dù bất cứ đâu hay nơi nào trong chúng ta vẫn bâng khuâng nỗi nhớ về quê hương mình, với nếp sống đơn sơ, giản dị, chân chất của người dân quê, nơi đó có nhà tranh vách lá, có cầu ao, có hàng cau…
 
Cuộc sống “nơi chốn thành đô nhà xe rực rỡ” tráng lệ, nguy nga đến đâu đi nữa thì đa số người dân Việt Nam vẫn phần lớn xuất thân từ ruộng vườn cây trái nên vẫn lấy làng quê, thôn xóm làm nền tảng cốt lõi. Làng quê là đất mẹ, nơi sinh ra và nuôi dưỡng ta trưởng thành, nhưng dù có đi đâu thì người mẹ ấy vẫn luôn ngóng trông, dang tay ôm lấy những đứa con xa nhà trở về. Vì vậy, làng quê luôn có sức hấp dẫn thiêng liêng nào đó giữ chúng ta bám lấy làng. Cuộc sống mưu sinh chúng ta phải giã từ làng xóm thân yêu. Ai trong chúng ta cũng ước mong trở về làng cũ, nơi đó chất chứa bao kỷ niệm tuổi thơ, tuổi niên thiếu.
 
Đó là bức tranh làng quê ngay tại thành thị trong giáo xứ Tân Sa Châu đã dẫn lối ta tìm về lại quê hương, cho khách tham quan niềm vui tìm về, cho các em bé cùng nhau chơi đùa để trong ánh mắt trẻ thơ của các cháu còn đọng lại hình ảnh trong sáng của quê hương, ông bà, cha mẹ. Rồi mai khi lớn lên trưởng thành, các cháu tự hào vì có nền quốc gia với hơn bốn ngàn năm văn hiến. Dù có đi đến đâu, phương trời nào, câu ca dao uống nước nhớ nguồn vẫn luôn nhắc nhở các con cháu chúng ta không quên nguồn gốc của mình. Ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
 
Nguyễn Minh Long (TP. Thủ Đức, TP.HCM)
 

Chương trình TRUYỀN HÌNH

Trợ giúp pháp lý 31/3

Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp

Báo Đồng Tháp

Viettel 10-4

Liên Việt 5/4

Agribank 15/4

Cuộc thi chính luận

VOH

Thông tin cần biết