Thứ Năm, 31/01/2019 | 7:24:58
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác bảo vệ người tiêu dùng
Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước với công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. VOV trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân quan tâm hơn và đạt được một số kết quả bước đầu, song vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng, đe doạ đến sức khoẻ, an toàn và tính mạng của người tiêu dùng. Nếu tình trạng này, không sớm được khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
(Ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên có yếu tố khách quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát, quyết liệt. Năng lực thực thi pháp luật, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa có giải pháp căn cơ, hữu hiệu để ngăn chặn vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng nâng cao khả năng tự bảo vệ. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật chưa đạt yêu cầu, hiệu quả kém. Thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ, giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, xử lý vi phạm pháp luật còn nhiều hạn chế. Chưa huy động hiệu quả các nguồn lực và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chưa chủ động, tích cực hội nhập, vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng; phát huy vai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Khắc phục triệt để tình trạng thiếu trách nhiệm, vô cảm, thiếu quyết liệt của từng ngành, địa phương, đơn vị được phân công phụ trách; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương, trong đó có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước.
2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và khả năng thực thi hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng thống nhất, đồng bộ và phù hợp với tập quán tiêu dùng của người dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển của khoa học, công nghệ và xu hướng phát triển các giao dịch thương mại điện tử. Công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hoá. Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước và các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổng kết thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp với yêu cầu quản lý của đất nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Xây dựng cơ chế quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương, trong nội bộ các ngành, giữa các ngành, các lĩnh vực; xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.
Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Khắc phục ngay “khoảng trống” trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Chính quyền các cấp, các ngành chủ động, có các giải pháp bảo vệ hiệu quả quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực này.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đa dạng hoá phương thức truyền thông, đổi mới nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, nhất là đối với đối tượng người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, học sinh, sinh viên, người già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…).
Công khai, minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ và cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Nâng cao đạo đức kinh doanh và hình thành văn hoá tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và phát triển bền vững.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng.
Có giải pháp căn cơ, hiệu quả phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi, sức khoẻ, gây thiệt hại hoặc đe doạ đến tính mạng, an toàn của người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện để người tiêu dùng nâng cao khả năng tự bảo vệ. Hoàn thiện các chế tài đủ răn đe đối với những hành vi sai phạm ảnh hưởng đến quyền lợi, sức khoẻ, tính mạng…, nhất là đối với các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu và các đối tượng người tiêu dùng yếu thế. Xây dựng cơ chế phù hợp để có kinh phí cho các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đẩy mạnh hoạt động phân tích, kiểm định, đánh giá, kiểm soát, không để lưu thông trên thị trường những hàng hoá, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Quy định việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng theo hướng thủ tục đơn giản, thuận tiện để người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể giải quyết tranh chấp qua phương thức trọng tài và toà án; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người tiêu dùng giải quyết tranh chấp qua phương thức thương lượng, hoà giải. Từng bước xây dựng và phát triển các cơ chế thuận tiện, dễ dàng tiếp cận để hỗ trợ người tiêu dùng có thể nâng cao khả năng tự bảo vệ.
5. Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ đối với người tiêu dùng, coi đây là lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.
Tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hình thành, phát triển và hoạt động có hiệu quả. Các tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường xuyên quan tâm phân tích, đánh giá, phân loại để kịp thời có cơ chế, chính sách để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Đồng thời khuyến khích, động viên các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có uy tín, thương hiệu trên thị trường để cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể tăng cường giám sát đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng.
6. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và quốc tế.
Coi trọng việc tham gia và thực hiện các thoả thuận song phương, đa phương và các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tiếp cận, ứng dụng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức quốc tế; từng bước hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia đối với một số nước trong khu vực ASEAN và quốc tế.
Quan tâm hợp tác với các nước có kim ngạch thương mại, số lượng du khách qua lại, nguồn vốn đầu tư lớn hoặc có nhiều hoạt động giao lưu nhân dân với Việt Nam; xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp người tiêu dùng xuyên biên giới. Tăng cường hỗ trợ, hợp tác giải quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; thúc đẩy sự tin tưởng của người tiêu dùng các nước đối với sản phẩm, dịch vụ, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
7. Tổ chức thực hiện
Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên, tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trước mắt, sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản liên quan.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị.
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và hằng năm báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến chi bộ./.
( Theo: VOVO)
Tin liên quan
Chương trình TRUYỀN HÌNH
- ADC mang đến sự tốt lành
- An toàn giao thông
- Biết để làm đúng
- Bé sen vui vẻ
- Bản tình ca bất hủ
- Chuyến xe ngày Tết
- Chuyển động số
- Chuyện xứ Sen
- Chào Xuân Kỷ Hợi
- Chính sách BHXH BHYT
- Cuộc gọi từ Đồng Tháp
- Cà phê Doanh nghiệp
- Cánh đồng hội nhập
- Câu chuyện giao thông
- Cùng xây tổ ấm
- Cải cách hành chính
- Cửa sổ văn hóa
- Dân số kế hoạch hóa gia đình
- Dân vận khéo
- Dạy học trên truyền hình
- Dọc đường đất nước
- Gameshow Tài tử miệt vườn
- Gameshow Đường đua bồ lúa
- Gia đình
- Giai thoại Gà Cao Lãnh
- Giao lưu Tương tác
- Giáo dục & Đào tạo
- Gương sáng hiếu học
- Hương sen Đồng Tháp
- Hướng nghiệp & Việc làm
- Hộp thư bạn xem đài
- Khoa học & Công nghệ
- Khuyến nông
- Khám phá Đồng Tháp
- Khởi nghiệp
- Kinh tế công thương
- Kinh tế nông thôn
- Kinh tế tập thể
- Ký sự
- Ký sự Kỳ thú An Giang - Vùng đất cổ tích
- Kết nối vững bền
- Kỳ thú Sinh vật cảnh
- Lao động & Công đoàn
- Lao động hội nhập
- Làm bạn cùng con
- Lửa Tài tử miệt vườn
- Lửa làng nghề
- Môi trường & Cuộc sống
- Ngôi nhà mơ ước
- Người Đồng Tháp
- Nhịp cầu Y tế
- Nhịp cầu nhân ái
- Nông dân @
- Nông thôn mới
- OCOP Đồng Tháp
- Phim tài liệu
- Phong vị ngày Xuân
- Pháp luật & cuộc sống
- Phóng sự
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Quốc phòng toàn dân
- Rau củ diệu kỳ
- Solo cùng nghệ sĩ
- Syngeta Thông tin nông nghiệp
- Sức mạnh sinh học
- Sống khỏe mỗi ngày
- Sức khỏe và gia đình
- THĐT Kết nối
- Thắp sáng ước mơ
- Thủy sản Hội nhập
- Tiếp sức cùng nông dân
- Tiếp sức đến trường
- Toàn cảnh Nông nghiệp
- Trailer - Teaser
- Trang địa phương
- Tri thức phục vụ đời sống
- Trong vườn ngoài ruộng
- Trò chuyện cùng Sao
- Trải nghiệm sản phẩm OCOP
- Tái cơ cấu nông nghiệp
- Tư vấn pháp luật
- Tạp chí Du lịch xanh
- Tạp chí Thể thao
- Tết Nhâm Dần 2022
- Vì an ninh Tổ quốc
- Vì chủ quyền an ninh biên giới
- Vì trẻ em
- Văn học nghệ thuật
- Văn nghệ & Cuộc sống
- Vượt dốc
- Về làng xuống phố
- Ý Đảng lòng dân
- Đi qua bóng đêm
- Điện và cuộc sống
- Đại biểu dân cử với cử tri
- Đặc sản miền sông nước
- Đồng hành cùng nhân dân
- Ẩm thực đất sen hồng
Chương trình phát thanh
- Alo Bác sĩ
- An toàn giao thông
- Biên giới biển đảo
- Bác sĩ của bạn
- Bạn nhà nông
- Bản tin nông nghiệp
- Bản tin thị trường
- Bảo hiểm xã hội
- Ca cổ cải lương
- Ca nhạc Quốc tế
- Cuộc sống xanh
- Câu chuyện cảnh giác
- Câu chuyện truyền thanh
- Dân số
- Giáo dục & đào tạo
- Khỏe để sống vui
- Khởi nghiệp
- Kinh tế tiêu dùng
- Lao động việc làm
- Ngày này năm ấy
- Nhắn gửi yêu thương
- Nhịp sống trẻ
- Nông nghiệp Nông thôn
- Pháp luật & cuộc sống
- Rau củ diệu kỳ
- Sân khấu
- Sống khỏe
- Thiếu nhi
- Thông tin ca nhạc
- Thể thao muôn màu
- Thời sự
- Top Vpop
- Tuần san Văn hóa Văn nghệ
- Tài tử miệt vườn
- Tình khúc bolero
- Tạp chí Du lịch
- Tạp chí Văn học nghệ thuật
- Tạp chí thể thao
- Việt Nam mến yêu
- Vì an ninh Tổ quốc
- Vì cuộc sống cộng đồng
- Ý Đảng lòng dân
- Đọc truyện văn học
Thông tin cần biết
- Thông báo Gia hạn thời gian nhận hồ sơ và thay đổi chỉ tiêu Tuyển dụng đối với ngạch Chuyên viên
- Thông báo Tuyển người tham gia Gameshow Tài tử miệt vườn mùa 3
- Gói tuyên truyền hỗ trợ quảng bá sản phẩm mới và sản phẩm khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp
- Đài PT&TH Đồng Tháp thông báo Tuyển dụng Viên chức năm 2022
- Thông báo Kết quả Thi tuyển Cộng tác viên năm 2022
- Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Cộng tác viên năm 2022
- Sổ tay kinh doanh năm 2022 của Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp
- Thông báo Gia hạn thời gian nhận hồ sơ và thời gian xét tuyển CTV năm 2022
- Kết quả Cuộc thi sáng tác video clip "Mùa xuân mới"
- Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp lần thứ 17, năm 2022 - 2023
- Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Đồng Tháp, lần thứ 15, năm 2022
- Thông báo Tuyển dụng Công tác viên năm 2022
- Gói dịch vụ hỗ trợ truyền thông du lịch của Truyền hình Đồng Tháp
- Công khai tài chính năm 2022
- Gia hạn thời gian nhận tác phẩm tham dự Cuộc thi sáng tác video clip "Mùa xuân mới"
- Thể lệ Cuộc thi sáng tác video clip "Mùa xuân mới"
- Thông báo Kết quả Cuộc thi viết "Đồng lòng chống dịch"
- Gói hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 của Truyền hình Đồng Tháp
- Thông báo hủy kết quả Tuyển dụng viên chức 2021
- Công khai tài chính năm 2021